Các lễ hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
125
265
STT | TT | Tên lễ hội | Loại hình | Dân tộc | Thời gian tổ chức | Địa chỉ | Khái quát về lễ hội |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | 1 | Lễ hội Mừng cơm mới | Lễ hội truyền thống | Thái | Tháng 9 | xã Ngọc Chiến, huyện Mường La | Mở đầu Lễ hội mừng cơm mới là nghi thức cúng cơm mới tại nhà thờ tổ bản Mường Chiến. Thầy cúng thực hiện các nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Tại Lễ cúng, có đại diện già làng, trưởng bản, người có uy tín. Sau khi làm Lễ ở nhà thờ tổ, các hộ trở về chuẩn bị Lễ cúng cơm mới tại gia đình. Mỗi gia đình dù giàu hay nghèo đều có mâm cỗ dâng lên tổ tiên, gồm: Cốm làm từ những bông lúa chín đầu tiên, cùng với những sản vật khác như: Cá, ốc, ong rừng, thịt chuột, bí ngô… |
2 | 2 | Lễ hội Hết Chá | Lễ hội truyền thống | Thái | Ngày 26/3 (dương lịch) | Xã Đông Sang | Lễ hội Hết Chá để tạ ơn những người thầy mo đã chữa khỏi bệnh cho dân bản, tạ ơn trời đất, tổ tiên, thần linh đã giúp cho con người duy trì được cuộc sống bình an, cầu cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu…Lễ bao giờ cũng có hai cây xặng chá gắn rất nhiều hoa tre, con ong, con ve, chỉ ngũ sắc rực rỡ, đặc biệt phải có hoa ban, hoa mạ; 3 mâm lễ gồm có gạo, trứng, xôi, thịt lợn, bánh trưng, rượu. Trong lễ cúng có 01 thầy mo chính và 02 thầy phụ lễ, một thầy thổi pí mùn (sáo lưỡi gà), 01 thầy nhẩy múa kiếm; Hội là những sinh hoạt cộng đồng như: xòe chá, đi cầu kiều, ném còn…, độc đáo nhất là trò diễn xướng dân gian ca ngợi tình yêu, khuyên dạy con người phải chăm chỉ lao động. Lễ hội là sự gắn kết cộng đồng, dòng họ, đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào dân tộc Thái. |
3 | 3 | Lễ hội Cầu mưa | Lễ hội truyền thống | Thái | Rằm tháng 2 âm lịch | Xã Mường Sang | Lễ hội Cầu mưa để cầu “xin nước, xin mưa” cho mùa màng tươi tốt. Lễ hội gồm hai phần: Lễ bao giờ cũng có một cây nêu gắn các sinh vật trên trời, dưới đất, trong nước thể hiện sự sống đa dạng, mâm lễ gồm các sản vật lao động như: thực phẩm, cây trái, vải vóc, công cụ sản xuất dâng lên thần linh để cầu mong mưa thuận gió hòa, bản làng no ấm; Hội tổ chức các trò chơi dân gian như ném quăng, bắn nỏ, đánh tok mak lẹ và xòe thái. Lễ hội Cầu mưa là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái Mộc Châu. |
4 | 4 | Lễ hội Xên Mường Và | Lễ hội truyền thống | Lào | Xên Mường tổ chức tháng 3 (dương lịch) hàng năm | xã Mường Và | Lễ hội được tổ chức trong một này; nguồn kinh phí các hộ gia đình trong bản tự đóng góp |
5 | 5 | Lễ hội Mợi | Lễ hội truyền thống | Mường | Ngày 2-5/01 âm lịch | Các xã: Huy Tân, Mường Thải, Tân Lang, Mường Do, Mường Lang, huyện Phù Yên | được tổ chức vào dịp đầu xuân (khoảng mồng 5 tết). Đây là dịp để người dân giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và động viên nhau chung sức xây dựng bản mường giàu đẹp. |
6 | 6 | Lễ hội đua thuyền | Lễ hội truyền thống | Thái | Tháng 1 âm lịch | Xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai | Người dân ở đây sinh sống bằng nghề chính là trồng lúa nước, khai thác lâm sản và đánh bắt cá. Bởi vậy từ bao đời nay, bà con rất gắn bó với sông nước và chèo thuyền là công việc thường ngày, trở thành thói quen và nhu cầu không thể thiếu trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất. Theo quan niệm của bà con, những ai giỏi chèo thuyền là người có khả năng chinh phục sông nước và thuận lợi hơn trong làm ăn, sinh sống. Từ đó, trong bản làng đã hình những cuộc đua thuyền quy mô nhỏ và dần dần trở thành những lễ hội văn hoá truyền thống của vùng đất này. |
7 | 7 | Lễ hội Cầu mùa | Lễ hội truyền thống | Mông | Ngày 15/3 hàng năm | Xã Suối Bau, huyện Phù Yên | Các nghi lễ cúng thần linh, cảm tạ các thần linh đã che trở bảo vệ cho một năm qua mưa thuận gió hòa và cầu mong cho một mùa vụ mới no đủ |
8 | 8 | Lễ hội Nàng Han | Lễ hội truyền thống | Thái | 4-5/3 hàng năm | Xã Mường Trai, huyện Mường La | Nhằm tưởng nhớ công ơn vị tướng Nàng Han có công đánh đuổi giạc phương Bắc giữ bình yên cho bản làng |
9 | 9 | Lễ hội Nàng Han | Lễ hội truyền thống | Thái | 25/2 âm lịch | Đền Linh sơn thủy từ (Đền Nàng Han) huyện Quỳnh Nhai | Nhằm tưởng nhớ công ơn vị tướng Nàng Han có công đánh đuổi giạc phương Bắc giữ bình yên cho bản làng |
10 | 10 | Lễ hội Khai Hạ | Lễ hội truyền thống | Mường | Ngày 7/1 âm lịch háng năm | Bản Mỏ, xã Tân Lang, huyện Phù Yên | Lễ hội Khai Hạ là sự khởi đầu của một năm mới với hoạt động văn hoá, tín ngưỡng có tính truyền thống gắn liền nền nông nghiệp lúa nước, mang đậm dấu ấn của văn minh Việt cổ, đồng thời cũng là dịp giao lưu gặp gỡ thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng dân tộc Mường. |